Những điều điều cần biết trước khi lắp đặt cột đèn đường

Những điều điều cần biết trước khi lắp đặt cột đèn đường

Nếu bạn chuẩn bị thi công lắp đặt các công trình chiếu sáng công cộng, các dự án đèn khu phố, khu công viên, khu chung cư,… thì không nên bỏ qua bài viết này. Ở bài viết này Ánh Sáng Việt xin giới thiệu những điều điều cần biết trước khi lắp đặt cột đèn đường.

Những điều điều cần biết trước khi lắp đặt cột đèn đường

Những điều điều cần biết trước khi lắp đặt cột đèn đường 1

Ngày nay, đèn đường truyền thống được thay thế bằng đèn đường LED nhằm tiết kiệm năng lượng, đồng thời để cải thiện khả năng chiếu sáng. Với việc chiếu sáng từ đèn đường led giúp cho quá trình giao thông được đảm bảo an toàn. Chúng tôi xin chia sẻ với quý khách hàng những điều cần biết về một chiếc cột đèn đường trước khi bạn có ý định thay thế hoặc lắp đặt chúng.

1. Chiều cao của cột đèn đường

Cột đèn đường cần phải có một chiều cao tiêu chuẩn để có thể đáp ứng được mật độ chiếu sáng phù hợp nhất. Theo đó, chiều cao tiêu chuẩn của cột đèn đường dao động trong khoảng từ 9 đến 14 feet (tương đương 2.7432 đến 4.2672m). Những nghiên cứu chỉ ra rằng ở độ cao này đèn đường sẽ cung cấp ánh sáng lý tưởng nhất mà không bị chói quá mức.

Hình ảnh thi công lắp đặt Cột đèn đường khu phố

Hình ảnh thi công lắp đặt Cột đèn đường khu phố

2. Phải có khoảng cách tiêu chuẩn

Mặc dù đèn đường có ý nghĩa chiếu sáng cho người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, hoặc các phương tiện giao thông khác, thậm chí nó còn có tác dụng chống trộm cắp. Tuy nhiên, khi lắp đặt đèn đường cần phải biết khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai cột đèn để đảm bảo được sự an toàn. Bởi nếu lắp đặt đèn cho một khu vực được chiếu sáng tốt, khu vực liền kề với nó lại tối đen thì nó sẽ gây ra những tai nạn kinh hoàng.
Theo đó, khoảng cách tiêu chuẩn của đèn hiện nay là từ 15 đến 20m và lắp bóng đèn đường led 100w là chuẩn nhất.

3. Môi trường lắp đặt của cot den duong

Khi lắp đặt cột đèn bạn cần phải chú ý đến khu vực mà các cột đèn này được lắp đặt. Ví dụ như những vùng ven biển thì cột đèn rất dễ bị hiện tượng ăn mòn từ nước mặn. Bởi vậy, bạn cần phải lựa chọn những loại cột đèn đặc biệt cho những khu vực này.

Cột đèn cao áp bát giác liền cần kép

4. Phân bổ ánh sáng

Mặc dù đường phố có thể sẽ được chiếu sáng tốt nhưng vẫn tồn tại những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình chiếu sáng của đèn đường như cây cối, nhà cao tầng. Những đối tượng này sẽ tạo ra điểm tối, đánh bại mục tiêu lắp đặt của đèn đường. Điều quan trọng là bạn cần phải lưu ý toàn bộ những đối tượng này khi thiết kế một hệ thống chiếu sáng bằng đèn đường.

5. Tính thẩm mỹ

Ngoài những loại đèn đường chiếu sáng thông thường thì vẫn còn những loại đèn đường trang trí có tác dụng làm nổi bật những đối tượng được chiếu sáng như tượng đài, công viên, đài phun nước. Bởi vậy, khái niệm chiếu sáng đường phố hiện nay cũng được mở rộng hơn và bạn có thể tận dụng để biến tấu không gian của thành phố trở nên cuốn hút và có điểm nhấn hơn.

6. Bảo dưỡng đèn đường

Một chiếc đèn đường LED tiêu chuẩn là có thể chạy trong khoảng từ 10 đến 12 giờ một ngày và thời gian chiếu sáng kéo dài trong 50.000 giờ. Sau quãng thời gian này khả năng chiếu sáng của đèn bị yếu dần đi. Bởi vậy, bạn cần phải lưu ý đến chi tiết này để có một quá trình bảo dưỡng, bảo trì thay thế bóng mới để đảm bảo đèn có thể chiếu sáng được tốt nhất.

Ánh Sáng Việt chuyên sản xuất và phân phối cột đèn chiếu sáng với chất lượng vượt trội và mẫu mã đa dạng.